Quy Định Treo Cờ Tổ Quốc

Sau đây mình xin giới thiệu Quy Định Treo Cờ Tổ Quốc

+ Chỉ được treo cờ nước ngoài cùng với cờ Tổ quốc.

+ Cờ của nước sở tại được treo ở vị trí trang trọng số một,

+ Chỉ được treo quốc kỳ những nước đã có quan hệ ngoại giao chính thức với nước chủ nhà,

+ Nếu các công ty có cờ riêng, có thể được treo cùng quốc kỳ. Theo thông lệ, cờ công ty ở vị trí cuối cùng theo thứ tự trong hàng cờ. Tuy nhiên cũng có nước quy định, cờ công ty treo thấp hơn cờ của quốc gia.

Trong phòng làm việc hoặc phòng khách của văn phòng đại diện có thể cắm cờ hay trang trí cờ nước mà công ty hay tổ chức có quốc tịch. Tuy nhiên không nên cắm hay trang trí nếu quốc gia đó chưa thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với nước chủ nhà.

Trụ sở văn phòng đại diện công ty hay tổ chức nước ngoài (trừ các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự hay tổ chức quốc tế được hưởng ưu đãi miễn trừ), theo tập quán lễ tân ngoại giao, không treo cờ các nước mà công ty có quốc tịch ngay cả khi treo cùng với cờ nước sở tại.
Trang trí cổ động bằng hình tượng quốc kỳ là một hình thức phổ biến trong các dịp diễn ra các nghi lễ quan trọng của các quốc gia hay một sự kiện trong quan hệ quốc tế. Trên cơ sở các quy định cơ bản về cờ quốc gia, người ta cách điệu thành cờ đuôi nheo, cờ phướn, các dãy băng hay vẽ trên các pa – nô, áp – phích hoặc kết hình quốc kỳ bằng các chất liệu khác nhau như bằng hoa, đèn màu, bằng vải…

Khi trang trí bằng cờ, dù đã được cách điệu mang tính chất tượng trưng cho quốc kỳ, hình tượng quốc kỳ vẫn biểu trưng cho một quốc gia vì vậy vẫn phải đảm bảo các nét đặc trưng chính của quốc kỳ, mọi người cảm nhận ngay đó là hình tượng quốc kỳ của quốc gia nào và phải mang tính thẩm mỹ cao. Nơi đặt hoặc treo cờ trang trí cũng phải là nơi trang trọng và nghiêm túc. Chính vì vậy, khi cách điệu quốc kỳ thành cờ trang trí cần phải được tính toán rất cẩn trọng ,tránh để hiểu nhầm thành hành động xuyên tạc quốc kỳ.

Cờ Tổ Quốc

Cờ Tổ Quốc

Nguyên tắc treo cờ

Quốc kỳ cờ các nước khác, giống như quốc kỳ cờ tổ quốc của Việt Nam, đều được quy định cụ thể các chi tiết. Có nước quy định rất ngặt ngèo về độ chuẩn của cờ quốc gia, thậm chí màu sắc trên lá cờ là màu chuẩn theo độ quang phổ. Chính vì tính biểu trưng của quốc gia, không cho phép có những sai sót hình dáng, màu sắc, vì vậy nhiều nước có các cơ sở chuyên may cờ.

Trong lễ tân ngoại giao, cờ quốc gia được sử dụng theo nhiều cách thức khác nhau. Thông thường có hai cách: Cách thứ nhất là treo cờ chính thức như một cách thể hiện sự trọng thị, tôn trọng và bình đẳng quốc gia; Cách thứ hai là sử dụng cách điệu quốc kỳ như một cách trang trí tạo không khí ngày hội.

Treo cờ chính thức đòi hỏi biết treo cờ đúng quy cách theo thông lệ lễ tân ngoại giao, quy định của nước chủ nhà và nước khách. Một nguyên tắc cơ bản khi treo cờ chính thức khi mà các thủ tục lễ tân và nghi lễ ngoại giao yêu cầu:

– Cờ phải đúng quy định về kích cỡ, tỷ lệ, màu sắc…

– Nơi treo cờ là nơi trang trọng, đảm bảo thẩm mỹ và mỹ quan.

– Treo tại một toà nhà, cột cờ phải ở mặt tiền chính của tòa nhà và không bị che khuất tầm nhìn. Có thể là cột cờ trước toà nhà hoặc cắm trên nóc hoặc mặt tiền của toà nhà.

– Chiều cao cột cờ, kích thước của quốc kỳ cần cân đối với không gian nơi treo cờ.

– Nếu treo cờ trên cột, kích cỡ của cờ có tỷ lệ cân đối với chiều cao của cột cờ. Thông thường, chiều rộng của cờ bằng khoảng một phần sáu chiều cao của cột cờ.

– Các cột cờ trong một cụm để treo quốc kỳ của các nước phải cao bằng nhau, được thiết kế giống nhau và đỉnh các cột cờ giống nhau. Trường hợp cờ cắm trong nhà, đỉnh cán cờ mỗi nước có thể làm khác nhau nếu đúng theo quy định của nước đó, ví dụ cờ hiệu Tổng thống Mỹ đỉnh cán cờ là con đại bàng, đỉnh cờ hiệu Tổng thống Nga là mũi giáo.

– Cờ cắm trong nhà, cán cờ dài ngắn tuỳ theo không gian của phòng, tuy nhiên không để cờ chạm đất.

– Khi treo quốc kỳ nhiều nước thì các cờ cần có kích thước tương đương và treo cao ngang nhau.

– Mỗi cờ có một cột hoặc cán cờ riêng.

– Không kết hợp dùng một cột đang được sử dụng với công năng khác làm cột treo cờ. Ví dụ khi treo cờ ngoài đường phố, nếu dùng cột điện làm điểm cao để treo cờ cần phải có cán cờ gắn vào cột điện như cách cắm cờ trên mặt tiền hoặc nóc nhà.

– Nếu treo một “rừng” quốc kỳ, cờ của nhiều nước, mỗi nước nhiều quốc kỳ, số lượng cờ của mỗi nước bằng nhau, cờ nước chủ nhà có thể nhiều hơn với một số lượng hợp lý.

– Tuỳ theo của mỗi nước, nhiều nước quy định quốc tang cờ tang treo lưng lửng giữa giữa chiều cao của cột cờ. Trong trường hợp này, cờ được kéo cao lên đến đỉnh, sau đó từ từ hạ cờ xuống lưng chừng cột cờ. Có nước còn quy định, trong trường hợp có quốc tang, phía trên quốc kỳ có một dải băng đen. Theo quy định của Việt Nam, khi có quốc tang, cờ treo như bình thường nhưng có kèm theo một dải băng đen phía trên.

– Trường hợp một dãy cờ, có thể là cờ nhiều quốc gia hoặc cờ quốc gia treo cùng cờ của chủ thể địa phương hay của tổ chức quốc tế, tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế. Nếu cờ của một quốc gia treo theo quy định quốc tang thì cờ quốc gia khác treo cùng cũng được treo tương tự.
– Nếu treo quốc kỳ hai nước, tuỳ theo quy định lễ tân ngoại giao của mỗi nước, phần lớn các nước quy định, nếu đứng từ ngoài nhìn vào cờ nước chủ nhà bên phía tay phải, cờ nước khách bên phía trái. Đây cũng là quy định của lễ tân ngoại giao Việt Nam.

– Treo cờ nhiều nước và hàng cờ theo hàng ngang, vị trí cho cờ đầu tiên, nếu đứng từ ngoài nhìn vào hàng cờ, có thể có cách sắp xếp như sau:

+ Bắt đầu từ bên trái sang bên phải,

+ Bắt đầu từ giữa trở ra hai bên, theo thứ tự bên trái, bên phải.

– Trong trường hợp nước tiếp nhận cơ quan đại diện có quốc tang và nước tiếp nhận treo cờ rủ, trụ sở cơ quan đại diện nước ngoài, cờ quốc gia hoặc cờ Tổ chức Quốc tế cử cơ quan đại diện không nhất thiết cũng treo rủ. Trong trường hợp nước hoặc Tổ chức Quốc tế cử cơ quan đại diện cũng tuyên bố để tang của nước cử hay theo quy định của nước hoặc tổ chức cử theo phép lịch sự cho phép cơ quan đại diện của mình treo cờ rủ. Trụ sở cơ quan đại diện tại nước tiếp nhận có quốc tang cũng treo cờ rủ.

– Nếu treo quốc kỳ nhiều nước, thông thường, cờ được treo từ vị trí đầu tiên cho đến hết thứ tự theo vần chữ cái tên các nước có ngôn ngữ nước sở tại hoặc ngôn ngữ khác theo quy định của tổ chức mà các quốc gia có cờ là thành viên hay các nước thành viên thảo thuận.

– Nếu một tổ chức quốc tế có cờ riêng, thông thường trong lễ tân ngoại giao, cờ tổ chức quốc tế được treo ở vị trí cuối cùng trong hàng cờ các nước thành viên. Tuy nhiên, tuỳ theo quy định hay thông lệ của tổ chức đó, cờ của tổ chức có thể đứng tách riêng ngoài hàng cờ các nước thành viên.
Xưởng Sản Xuất Cờ Thành Công:
-Chuyên sản xuất Cờ Tổ Quốc, Cờ Các Nước, Cờ Đảng, Cờ Phướn, Cờ Lễ Hội, Cờ Dây Trang Trí.
-Cờ Đội, Cờ Đoàn, Cờ Chuối, Cờ Đuôi Nheo, Cờ Lưu Niệm ,Cờ Cầm Tay, Cờ Phật Giáo, Cờ Hồng Kỳ….
-In Cờ Các Nước, In Cờ Phướn Quảng Cáo, In Cờ Theo Yêu Cầu.

ĐỊA CHỈ:

Số 4 Ngách 39 – Ngõ 147 – Tân Mai- Hoàng Mai- Hà Nội
Hotline : 09419 00000

Email: thanhcongtc0007@gmail.com

Website : http://xuongmayco.net/

 

Bình luận để được giải đáp mọi thắc mắc nhé !

Các tin khác: